Phòng & điều trị bệnh

Sinh viên đang học  »  Kiến thức y tế học đường  »  Phòng & điều trị bệnh


Căng thẳng thần kinh (Stress)

         Căng thẳng thần kinh (stress) là phản ứng của cơ thể để thích nghi với các tình huống khó khăn và nguy hiểm.

         Theo Bác sĩ Peter G. Hanson, tác giả cuốn sách “Những điều thú vị về stress” cho chúng ta biết 80% các căn bệnh là liên quan đến stress.

I. NGUYÊN NHÂN VÀ PHẢN ỨNG:

          Stress không phải là tồn tại hiển nhiên, mà có do con người cảm nhận về hoàn cảnh sống theo mỗi cách khác nhau, tuỳ theo phản ứng và thái độ mà họ ứng xử về vấn đề đó.


Ảnh minh họa.

           Những phản ứng chính trong cơ thể trong thời kỳ căng thẳng thần kinh cao độ là:
1. Đồng tử giãn

2. Khô cổ và miệng

3. Động mạch và tĩnh mạch ở mặt, cánh tay và bàn tay co lại làm tái da

4. Tim đập nhanh hơn để chuyển ôxy đi khắp cơ thể

5. Trong trường hợp bị chấn thương, tuyến thượng thận tiết ra một lượng cortison để giảm viêm. Đó là lý do tại sao những người bị căng thẳng thần kinh cao độ có hệ thống miễn dịch bị yếu. Cortison cũng như adrenalin ức chế các tế bào lymphô T là những tế bào do hệ thống miễn dịch tạo ra nhằm bảo vệ cơ thể khỏi bị mầm bệnh tấn công.

6. Gan sẽ tiết chất làm đông máu vào máu để ngăn chặn chảy máu trong trường hợp bị thương nặng.

7. Tiểu phế quản sẽ giãn ra để hút nhiều khí ôxy hơn.

8. Lúc cấp thiết gan sẽ tiết ra đường glucose để cung cấp năng lượng cho cơ.

9. Khắp cơ thể để mồ hôi nhưng chủ yếu ở trong lòng bàn tay.

10. Toàn bộ cơ thể đặt trong tình trạng khẩn cấp cao độ để sẵn sàng đối phó hoặc lẩn tránh.
        Căng thẳng thần kinh ở mức độ nhẹ thì cơ thể không bị tác động. Ngược lại còn giúp người đó năng động hơn. Mọi người chúng ta đều nhất thiết phải có một số căng thẳng thần kinh. Các hiện tượng trên chỉ xuất hiện khi nào stress quá nặng và kéo dài sẽ làm tiêu hao năng lượng cần thiết của cơ thể và làm mất sự ổn định cuộc sống của người bệnh.

II. NHỮNG TRIỆU CHỨNG THƯỜNG GẶP KHI CĂNG THẲNG:

- Thường hay nhức đầu          

- Tim đập nhanh và mạnh

- Lo âu, đau khổ hoặc muốn khóc  

- Trầm cảm hoặc buốn bã

- Mệt mỏi, yếu ớt                    

- Mất ngủ và gặp ác mộng

- Dị ứng hoặc bệnh hen do thần kinh 

- Liệt dương hoặc lãnh cảm

- Thiếu tập trung và/hoặc mất trí nhớ

- Có chứng tăng huyết áp hoặc huyết áp cao

- Đau nhức cơ cổ, gáy và lưng

- Viêm dạ dày, viêm ruột kết hoặc loét dạ dày dày do thần kinh.

III. PHÒNG TRÁNH:

      Để loại trừ chứng căng thẳng thần kinh bạn nên thực hiện như sau:
- Giữ cho thái độ và suy nghĩ đúng đắn. Điều quan trọng là thay thế những ý nghĩ tiêu cực bằng những ý nghĩ tích cực. Vì căng thẳng tâm lý là do những suy nghĩ tạo nên theo cách nhận thức hoàn cảnh của mỗi người. Chúng ta hành động và cảm nhận theo những gì chúng ta nghĩ.

- Hãy thay đổi cách nghĩ của bạn. Hiểu đúng vần đề sẽ giúp bạn loại bỏ được những nỗi lo sợ, lo âu, oán giận, trầm cảm, buồn bã, v.v. mà hậu quả là căng thẳng tâm lý.

- Một chế độ ăn uống đầy đủ giầu chất dinh dưỡng như vitamin B1, B3 (Niacin) B5, B6 và B12, C, E và D, Axit folic (trong lá rau xanh), biotin, sắt, magiê, mangan, phôtpho, kali, selen, kẽm, protein, chất béo và cacbon hyđat.


Ảnh minh họa.

- Nghỉ ngơi hoàn toàn chủ yếu bằng cách thư giãn thực sự.

- Mỗi ngày tập luyện thể dục thể thao. Chạy hoặc đi bộ 30 phút mỗi ngày, bơi lội v.v…

- Bạn hãy biết tự kiềm chế và xin tư vấn của Bác sĩ tâm lý và Bác sĩ chuyên khoa Tâm thần.

(Nguồn: Sưu tầm và tổng hợp)


  • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
  • Điện thoại: 0251 3952 778
  • Email: lachong@lhu.edu.vn
  • © 2023 Đại học Lạc Hồng
  4,622,477       1/527