Trần Hoài Linh là giảng viên ngành Điện, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, Nguyễn Quang Diệu công tác trong ngành Toán học, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội.
PGS cao tuổi nhất (71) là ông Trần Sơn, nguyên giảng viên ngành Ngôn ngữ, Trường ĐH Ngoại thương.
Trong số 499 PGS được công nhận chức danh năm nay, có 1 PGS người dân tộc Tày là Đàm Thị Uyên, ngành Sử học, giảng viên Trường ĐH ĐH Sư phạm (ĐH Thái Nguyên).
Người trẻ nhất được công nhận chức danh GS trong số 54 người của năm 2007 là Đặng Văn Soa, 46 tuổi, hiện công tác tại ngành Vật lý , Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Danh hiệu "GS cao tuổi nhất" thuộc về ông Nguyễn Ngọc Thắng (70 tuổi), ngành Y học, nguyên là bác sĩ Viện Nghiên cứu Khoa học - Y - Dược lâm sàng 108, Bộ Quốc phòng.
GS.TSKH Trần Văn Nhung, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức danh GS Nhà nước cho biết, số đông GS được công nhận năm nay thuộc độ tuổi 50, trong khi các năm trước hầu hết đã xấp xỉ 60 tuổi.
Lễ trao chức danh GS, PGS năm đã diễn ra sáng nay tại Văn Miếu (Hà Nội).
"Số GS còn hoạt động tích cực trong giảng dạy và nghiên cứu hiện có 500 người. Tính bình quân, cứ 1 triệu dân thì có 6 GS. Sau khi nhận chức danh, các GS sẽ hoạt động tích cực và sáng tạo, có nhiều công trình nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí trong, ngoài nước", Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết như vậy tại buổi lễ.
Theo thống kê của Hội đồng Chức danh GS nhà nước, đến nay, tổng số người được công nhận chức danh GS là 1.100 người. Năm 2007, người được công nhận chức danh GS, PGS năm 2007 là 499 (54 GS và 445 PGS). Trong đó, giảng viên các trường ĐH và học viện được công nhận GS là 40 người (chiếm 74,1%); PGS là 314 (chiếm 70,6%).
Ông Nhung cho hay, Bộ GD-ĐT và Hội đồng chức danh GS nhà nước đang chỉnh sửa văn bản "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh GS, PGS" để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành áp dụng cho các năm tới với tinh thần nâng chất lượng chức danh GS, PGS; đồng thời tăng cường phân cấp cho các cơ sở.