Nghiên cứu khoa học

Khảo sát, sàng lọc loài thực vật bản địa có khả năng xử lý đất ô nhiễm kim loại nặng Crom tại thành phố Long Khánh, tỉnh Đồng Nai

Mai Hương Trà và cộng sự

Keywords: Lu lu đực, thực vật xử lý ô nhiễm, xử lý đất ô nhiễm Cr, kim loại nặng Cr, thực vật bản địa

Tạp chí Khoa học Nông nghiệp VN (2020)

http://tapchi.vnua.edu.vn/wp-content/uploads/2021/01/tap-chi-so-1.13.pdf

Mục đích của nghiên cứu là tập trung sàng lọc loài thực vật bản địa có khả năng hấp thụ kim loại nặng (KLN) Crom (Cr) để xử lý đất ô nhiễm. Bằng phương pháp điều tra ngoài thực địa kết hợp với trồng thí nghiệm trong nhà lưới nhằm xác định khả năng sinh trưởng, điểm tới hạn, hệ số TF (hệ số vận chuyển) và BF (hệ số tích lũy sinh học), chúng tôi đã thu được 48 loài thực vật có hình thái bên ngoài đặc trưng cho loài siêu hấp thụ KLN. Sau khi xác định tên khoa học, lập danh lục kết quả cho thấy có 16 bộ, 21 họ, 37 chi có khả năng hấp thụ KLN. Trong số đó, 4 loài thực vật sống được trong môi trường ô nhiễm Cr lên đến 350 mg/kg đất khô là: (1) Cyperus rotundus L. (Cỏ gấu), (2) Cynodon dactylon (L) Pers. (Cỏ gà), (3) A. spinosus L. (Dền gai), (4) Solanum nigrum L. (Lu lu đực), trong đó cây Lu lu đực vượt trội hơn cả về sinh khối cũng như hệ số TF và BF. Trong điều kiện canh tác bình thường với đất ô nhiễm Cr từ 150-350 mg/kg đất khô, Lu lu đực sinh trưởng tốt và đạt hiệu quả xử lí Cr cao nhất trong môi trường đất ô nhiễm từ 150-250 mg/kg đất khô.

Khoa KH&CNTP

Khoa Khoa học và Công nghệ thực phẩm

      • Địa chỉ: Số 10, Huỳnh Văn Nghệ, P. Bửu Long, Tp. Biên Hòa - Tỉnh Đồng Nai
      • Điện thoại: 0251 3952 778
      • Email: lachong@lhu.edu.vn
      • © 2023 Đại học Lạc Hồng
        778,656       1/1,929